Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam

Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam

Ô nhiễm rác thải nhựa, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa đại dương đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Ước tính khoảng 1 triệu chai nước uống bằng nhựa được mua mỗi phút, khoảng 5 nghìn tỷ túi nhựa sử dụng một lần được sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới.

Rác thải nhựa với những hệ lụy về cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường đặt ra thách thức không nhỏ cho Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung.

Ô nhiễm rác thải nhựa trên thế giới

Trên thế giới, hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất mỗi năm và một nửa trong số đó là các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa, cốc và ống hút. Trung Quốc, Mỹ và Đức là ba quốc gia phát sinh chất thải nhựa lớn nhất, lần lượt là 60, 38 và 14,5 triệu tấn/năm và xu hướng này có thể kéo dài đến năm 2025

Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam

Giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam

Tỷ lệ chất thải nhựa được xử lý không đầy đủ (%)

 

 

Thói quen sử dụng túi nilon, đồ dùng nhựa cùng với những hạn chế trong khâu tái chế, xử lý rác thải nhựa tạo ra “gánh nặng” ngày càng lớn đến kinh tế, môi trường cũng như sức khỏe của con người.

Về mặt kinh tế, chỉ riêng rác thải nhựa ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã gây thiệt hại cho ngành du lịch, đánh bắt thủy sản và vận chuyển 1,3 tỷ đô la mỗi năm. Tổng thiệt hại kinh tế đối với hệ sinh thái biển toàn cầu do rác thải nhựa gây ra ít nhất là 13 tỷ đô la mỗi năm (UNEP 2018). Về môi trường và sức khỏe con người, để phân hủy hoàn toàn các sản phẩm nhựa, túi nilon cần thời gian hàng trăm năm, đặc biệt là các sản phẩm nhựa thải ra đại dương có thể kéo dài hơn.

Do thời gian phân hủy quá chậm, trong khi đó thời gian sử dụng lại ngắn, khả năng lưu giữ các thành phần độc hại lâu nên rác thải nhựa gây ra tác động xấu đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm đất, nước và đại dương. Nhựa trong môi trường đặt ra mối nguy hiểm lớn cho động vật hoang dã cả trên đất liền và đại dương.

Do các dòng hải lưu, các hạt nhựa vụn di chuyển trên khắp đại dương, trở thành thức ăn cho các loài chim biển, cá, giun và động vật biển. Khi các động vật nuốt phải, các hạt nhựa vụn bị mắc trong khí quản gây ngạt thở hoặc làm tắc hệ tiêu hóa, gây nguy hại cho các loài động vật, thậm chí dẫn đến tử vong. Rác thải nhựa đã gây hại cho ít nhất 267 loài động vật khác nhau, gây ra cái chết cho khoảng một triệu chim biển, 100.000 động vật biển có vú và các loại cá khác với số lượng không thể đo đếm được (EC 2011).

Những hại nhựa siêu vi (rất nhỏ) do rác thải nhựa phân hủy có thể xâm nhập và phá hủy tế bào trong cơ thể các loài sinh vật biển, và từ đó xâm nhập vào chuỗi thức ăn cho con người, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Nhận diện những ảnh hưởng tiêu cực từ rác thải nhựa, các quốc gia trên thế giới đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp ở các cấp độ khác nhau nhằm giảm thiểu rác thải nhựa. Năm 2018, Liên Hợp Quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông” nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), hiện đã có 80 quốc gia trên thế giới đưa ra các lệnh cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện với môi trường, đồng thời tăng cường xử lý, tái sử dụng và tái chế rác thải nhựa.

Ô nhiễm rác thải nhựa tại Việt Nam

Việt Nam xếp thứ 20 trên thế giới về phát sinh chất thải nhựa với 3,27 triệu tấn mỗi năm và nằm trong top đầu những quốc gia có tỷ lệ chất thải nhựa được xử lý không đầy đủ, chiếm 5,76% trong tổng lượng chất thải nhựa không được xử lý đầy đủ trên toàn thế giới (Jambeck và cộng sự 2015).

Tỷ lệ tiêu thụ chất dẻo bình quân đầu người ở Việt Nam tăng nhanh từ 3,8 kg/người năm 1990 lên 63 kg/người năm 2017, tốc độ tăng trung bình 10,6%/năm (Tạ Việt Phương 2019). Bình quân một hộ gia đình Việt Nam sử dụng 223 túi nilon/tháng, tương đương 1kg túi nilon/hộ/tháng.

Các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng. Hệ quả là lượng chất thải nhựa và túi nilon ở Việt Nam hiện ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt, ước tính lượng rác thải nhựa được tạo ra từ 1,8-2,8 triệu tấn/năm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2016).

Mặc dù tỷ lệ thu gom chất thải rắn nói chung và rác thải nhựa nói riêng đã gia tăng hàng năm, tuy nhiên, tỷ lệ chất thải được xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn khá thấp, công nghệ xử lý và tái chế nhựa lỗi thời, hiệu quả thấp, chi phí cao, gây ô nhiễm môi trường.

Việc phân loại chất thải tại nguồn còn hạn chế, xử lý chất thải rắn chủ yếu là đốt và chôn lấp, do đó sẽ gây ô nhiễm không khí và các chất độc hại do đốt cháy rác thải nhựa, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cộng đồng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, mỗi năm có khoảng 250 nghìn tấn chất thải nhựa được tạo ra, trong đó, 48 nghìn tấn được chôn trong các bãi chôn lấp (đa số là nhựa có giá trị thấp) chiếm 19,2%, còn lại hơn 200 nghìn tấn chất thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường.

Giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa tại Việt Nam trong thời gian tới

Nhận diện những ảnh hưởng tiêu cực đến từ ô nhiễm rác thải nhựa, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách, chiến lược nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, quản lý chất thải rắn.

Ngày 25/4/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Văn bản số 161/LĐCP kêu gọi cả nước chung tay hành động giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Phong trào “Chống rác thải nhựa” đang được cộng đồng hưởng ứng, quan tâm và đồng thuận cao. Trong thời gian tới, để giảm thiểu rác thải nhựa, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, để thay đổi thói quen tiêu dùng, cần tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức chống rác thải nhựa, tổ chức các hội thảo phổ biến, truyền thông, tuyên truyền về tác hại của việc sử dụng một lần túi ni lông khó phân hủy, khuyến khích cộng đồng tái sử dụng các sản phẩm nhựa, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí và đơn vị truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức.

Phát hiện và nhân rộng các mô hình, các sáng kiến thiết thực, hiệu quả nhằm khuyến khích, động viên, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có đóng góp trong việc giải quyết vấn đề về rác thải nhựa. Tiếp tục phát động các phong trào chống rác thải nhựa từ quy mô làng, xã đến cả nước.

Thứ hai, thúc đẩy việc thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng rác thải nhựa. Tăng cường khuyến khích việc phân loại rác thải tại nguồn tạo điều kiện dễ dàng cho việc xử lý rác thải. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ xử lý rác thải, tái chế chất thải nhựa thành các sản phẩm thân thiện hơn với môi trường, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường để thay thế sản phẩm nhựa.

Cuối cùng, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật liên quan đến rác thải nhựa. Nghiên cứu, đề xuất các đối tượng chịu thuế và nâng cao mức thuế suất nhằm hạn chế việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nhựa; ưu đãi cho các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế sản phẩm nhựa. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xây dựng các chế tài xử phạt đối với các hành vi xả rác thải gây ô nhiễm môi trường.


Chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi :


Bảng giá thu mua phế liệu :

TÊN SẢN PHẨM PHÂN LOẠI ĐƠN GIÁ
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU ĐỒNG
Đồng cáp 105.000 – 215.000
Đồng đỏ 105.000 – 187.000
Đồng vàng 65.000 – 155.000
Mạt đồng vàng 55.000 – 115.000
Đồng cháy 100.000 – 155.000
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU SẮT
Sắt đặc 11.000 – 19.000
Sắt vụn 6.500 – 15.000
Sắt gỉ sét 6.000 – 15.000
Bazo sắt 6.000 – 10.000
Bã sắt 5.500
Sắt công trình 9,500
Dây sắt thép 9.500
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU CHÌ
Chì thiếc nguyên cục, chì thiếc dẻo, thiếc cuộn, thiếc cây 365.500 – 515.000
Chì bình, chì lưới, chì dùng trong chống tia X trong bệnh viện 30.000 – 60.000
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU BAO BÌ
Bao Jumbo 75.000(bao)
Bao nhựa 95.000 – 165.500(bao)
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU NHỰA
ABS 25.000 – 45.000
PP 15.000 – 25.500
PVC 8.500 – 25.000
HI 15.500 – 30.500
Ống nhựa 15.000
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU GIẤY
Giấy carton 5.500 – 15.000
Giấy báo 15.000
Giấy photo 15.000
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU KẼM
Kẽm IN 35.500 – 65.500
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU INOX
Loại 201 12.000 – 22.000
Loại 304 22.000 – 46.500
 
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU NHÔM
Phế liệu Nhôm loại đặc biệt (nhôm đặc nguyên chất) 45.000 – 65.500
Phế liệu Nhôm loại 2 (hợp kim nhôm) 40.000 – 55.000
Phế liệu Nhôm loại 3 (vụn nhôm, mạt nhôm) 22.000 – 35.500
Bột nhôm 2.500
Nhôm dẻo 30.000 – 39.500
Nhôm máy 20.500 – 37.500
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU HỢP KIM
Các loại hợp kim từ mũi khoan, các loại lưỡi dao, bánh cán, khuôn làm bằng hợp kim, carbay,… 380.000 – 610.000
Thiếc 180.000 – 680.000
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU NILONG
Nilon sữa 9.500 – 14.500
Nilon dẻo 15.500 – 25.500
Nilon xốp 5.500 – 12.500
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU THÙNG PHI
Thùng phi Sắt 105.500 – 130.500
Thùng phi Nhựa 105.500 – 155.500
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU PALLET
Pallet Nhựa 95.500 – 195.500
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU NIKEN
Các loại 150.500 – 315.000
SẢN PHẨM
PHẾ LIỆU ĐIỆN TỬ
Tất cả các máy móc 305.000 – 1.000.000

BẢN ĐỒ

 

 

#thumuaphelieu #thumuaphelieugiacao #thumuaphelieutphcm #thumuaphelieuquan1 #thumuaphelieuquan2 #thumuaphelieuquan3 #thumuaphelieuquan4 #thumuaphelieuquan5 #thumuaphelieuquan6 #thumuaphelieuquan7 #thumuaphelieuquan8 #thumuaphelieuquan9 #thumuaphelieuquan10 #thumuaphelieuquan11 #thumuaphelieuquan12 #thumuaphelieuquantanbinh #thumuaphelieuquangovap #thumuaphelieuquanbinh chanh #thumuaphelieuquanbinhthanh #thumuaphelieuquanthuduc #thumuaphelieulongan #thumuaphelieusat #thumuaphelieudong #thumuaphelieunhom #thumuaphelieuinox #thumuaphelieunhua #thumuaphelieukimloai #thumuaphelieuchi #thumuaphelieuvai #thumuaphelieugiay #thumuaphelieuxaydung #thumuaphelieucongtrinhxaydung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *