Vai trò của âm nhạc trong môi trường giáo dục thế kỷ 21

Vai trò của âm nhạc trong môi trường giáo dục thế kỷ 21

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng âm nhạc có thể giúp học sinh có nhiều lợi thế vượt trội trong việc học tập.

Khi thường xuyên tìm hiểu về âm nhạc, chơi nhạc cụ và nghe nhạc, học sinh có thể nâng cao thành tích ở các môn học như Toán, Khoa học và Ngoại ngữ; cũng như phát triển các kỹ năng xã hội và cảm thấy yêu thích việc học hơn.

Đa số các trường học “truyền thống” đều không chú trọng phát triển môn Âm nhạc trong chương trình học, vì đây thường được xem là một môn học phụ và nhiều người cho rằng nếu dành nhiều thời gian học âm nhạc, các môn học khác sẽ bị ảnh hưởng.

Vai trò của âm nhạc trong môi trường giáo dục thế kỷ 21

Tuy nhiên, một nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lý học Giáo dục gần đây khám phá ra rằng những học sinh có học âm nhạc hóa ra lại có có thành tích học tập tốt hơn những học sinh không học môn này.

Ngoài ra, âm nhạc còn có khả năng tác động sâu sắc đến khả năng học một ngôn ngữ thứ hai của học sinh. Những nghiên cứu gần đây của các chuyên gia y tế thế giới chỉ ra rằng việc tập luyện âm nhạc giúp phát triển phần bán cầu não trái có nhiệm vụ xử lý ngôn ngữ.

Tiến sĩ Kyle Pruett, nhạc sĩ kiêm giáo sư tâm lý học trẻ nhỏ tại Khoa Y dược, Đại học Yale, cho biết: “Năng lực ngôn ngữ là gốc rễ của năng lực giao tiếp xã hội. Và những trải nghiệm âm nhạc giúp con trẻ cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời nói“.

Âm nhạc còn được xem là có khả năng cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Các nhà khoa học của Đại học Harvard đã phát hiện ra rằng việc học âm nhạc giúp làm giảm căng thẳng và trầm cảm, cũng như cải thiện tâm trạng và nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội.

Âm nhạc vì vậy không chỉ giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, mà còn giúp các em trở thành những cá nhân có cuộc sống cân bằng và hạnh phúc.

Nhận thấy những tác động tích cực của âm nhạc trong chương trình giáo dục, ngày càng nhiều trường học trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang chú trọng đầu tư môn học âm nhạc trong chương trình giảng dạy của mình.

Vai trò của âm nhạc trong môi trường giáo dục thế kỷ 21

Tại TP.Hồ Chí Minh, xu thế này đang phát triển rất mạnh mẽ ở các tổ chức giáo dục như trường Nam Mỹ UTS – ngôi trường song ngữ quốc tế hiện đại nằm ở khu vực giao giữa Gò Vấp và Bình Thạnh.

UTS tích hợp môn học âm nhạc trong chương trình học Tiểu học và Trung học, cũng như thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại phòng âm nhạc tiên tiến, được trang bị đầy đủ tất cả các loại nhạc cụ như: Ghi-ta, trống, piano, kèn, sáo, vi-ô-lông, ukulele,…

Tại đây, học sinh tất cả các cấp được tiếp cận với nhiều kiến thức-kỹ năng âm nhạc bổ ích, bao gồm cả nhạc lý, lịch sử âm nhạc và thực hành.

Ví dụ, học sinh được học về cả nền âm nhạc đặc sắc của phương Đông lẫn “nền văn minh” âm nhạc của phương Tây, chẳng hạn như việc tìm hiểu về các nhạc sĩ nổi tiếng như Tchaikovsky hay Nguyễn Văn Tý, bên cạnh việc làm quen với các kỹ thuật thanh nhạc, nhạc lý cơ bản và chơi các loại nhạc cụ.

Tiếp cận với âm nhạc từ nhiều hướng khác nhau như sáng tạo, phân tích, học thuật cho phép học sinh hiểu âm nhạc một cách toàn diện. Các em còn có thể vận dụng liên hệ kiến thức âm nhạc với kiến thức các môn học khác như lịch sử hay khoa học.

Vai trò của âm nhạc trong môi trường giáo dục thế kỷ 21

Việc làm quen với các kiến thức liên-môn-học sẽ giúp học sinh sẵn sàng cho những tình huống thực tế trong cuộc sống, cũng như cho phép các em kết hợp hài hòa giữa đam mê cá nhân và công việc.

Tại UTS, bên cạnh các câu lạc bộ học thuật, thể thao, hội họa,… âm nhạc cũng là một câu lạc bộ được nhiều học sinh lựa chọn. Với lợi thế nền tảng cơ sở vật chất hiện đại đi kèm với hệ thống các loại nhạc cụ khác nhau được trang bị một cách bài bản, học sinh có thể phát triển khả năng của bản thân ở tất cả các khía cạnh khác nhau của môn nghệ thuật này.

Học sinh có nhiều cơ hội để thể hiện khả năng âm nhạc mà các em đã được rèn luyện ở lớp học và câu lạc bộ. Các buổi lễ chào cờ đầu tuần hay lễ khai giảng, bế giảng sẽ là dịp để tất cả các em thể hiện tài năng âm nhạc cũng như rèn luyện sự tự tin với những tiết mục được đầu tư công phu.

Ngoài ra, UTS-ers còn có cơ hội được tham gia các sự kiện âm nhạc được tổ chức một cách chuyên nghiệp bởi khoa Piano và Thanh nhạc tại Đại học Văn Lang – Ngôi trường có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục.

Với những lợi ích không thể chối cãi, âm nhạc là một phần quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi người. Vì vậy, UTS tích cực chủ động lồng ghép các môn học liên quan đến nghệ thuật và âm nhạc vào chương trình học chính khóa để học sinh có thể thực sự thấu hiểu âm nhạc và thu được những lợi ích tuyệt vời mà loại hình nghệ thuật này mang lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *